Nấm vùng kín thường bị nhiều người nhầm lẫn với các dạng bệnh khác liên quan đến viêm âm đạo. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân, các dấu hiệu điển hình của bệnh là rất quan trọng để kịp thời chữa trị. Vậy các triệu chứng khi vùng kín bị nấm là gì, làm thế nào để ngăn ngừa vi khuẩn, nấm ngứa tại vùng kín?
Nấm vùng kín là gì?
Nấm vùng kín còn gọi là nấm âm đạo. Nhiễm nấm âm đạo là một dạng viêm ở vùng kín do nấm candida gây ra. Loại nấm này có thể có mặt ở khắp mọi nơi, thường có một ít ở âm đạo.
Trong điều kiện bình thường, số lượng lợi khuẩn sinh ra đủ để ức chế các vi khuẩn nấm candida. Tuy nhiên, khi cơ thể không được khỏe mạnh, sức đề kháng kém thì lượng lợi khuẩn bị ít đi, lượng nấm candida tăng lên, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm gây ra những khó chịu cho người mắc và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Vì thế, những cách làm thế nào để ngăn ngừa vi khuẩn , nấm ngứa tại vùng kín luôn là từ khóa được nhiều chị em quan tâm.
Nguyên nhân nấm vùng kín phát triển
- Do chị em có thói quen vệ sinh vùng kín không đúng cách. Từ đó tạo độ ẩm và môi trường cho nấm phát triển và nhân lên.
- Việc sử dụng đồ lót không phù hợp cũng là cơ sở khiến âm đạo bị nấm.
- Thụt rửa âm đạo quá sâu có thể là một điều kiện cho vi khuẩn nấm xâm nhập cũng như phát triển trong âm đạo. Ngược lại, vệ sinh vùng kín kém cũng là một trong những nguyên nhân gây ra nấm.
- Sử dụng băng vệ sinh hoặc bao cao su có chứa các chất có thể gây dị ứng hoặc không đảm bảo cũng có thể gây ra nấm.
- Sử dụng các loại thuốc thành phần hàm lượng kháng sinh cao có thể giết chết các lợi khuẩn, nhưng lại không thể giết chết được các vi khuẩn nấm candida. Khi đó trong âm đạo sẽ mất đi sự cân bằng vốn có, các phân tử nấm sẽ phát triển mạnh, gây ra tình trạng viêm nhiễm âm đạo.
- Tiểu đường không kiểm soát.
- Những người suy giảm miễn dịch.
Các triệu chứng của nấm âm đạo
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu chị em có những triệu chứng dưới đây rất có thể nấm trong âm đạo đang phát triển.
- Tình trạng âm đạo ngứa ngáy và khó chịu thường xảy ra vào ban đêm, có thể ngứa bên ngoài cũng có thể ngứa ở bên sâu trong âm đạo. Vùng da niêm mạc âm đạo có thể bị tổn thương và đỏ lên, lan ra các bộ phận xung quanh như môi lớn, môi bé, thậm chí bẹn, đùi,…
- Âm đạo bị khô, nóng rát là triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với âm đạo bị khô do nấm và âm đạo khô do thiếu hụt lượng collagen. Khi bị nấm âm đạo thường sẽ bị khô, gây ra cảm giác nóng rát. Cảm giác này sẽ tăng lên hơn khi quan hệ tình dục.
- Tiểu buốt, tiểu rắt, xuất hiện khí hư màu trắng giống như sữa chua. Nên hay bị nhầm lẫn với viêm nhiễm âm đạo do vi khuẩn, tuy nhiên điểm khác biệt chính là nấm âm đạo ít có mùi hôi, còn viêm âm đạo có mùi hôi rất nặng.
Cách trị tận gốc nấm vùng kín
Khi xuất hiện những dấu hiệu của nhiễm nấm vùng kín, chị em không nên tự ý mua thuốc đặt hoặc tự chữa trị mà nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương án phù hợp, tránh để tình trạng nhiễm nấm lặp lại nhiều lần. Tuỳ thuộc vào cơ địa và mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp chữa trị khác nhau từ nhẹ đến nặng.
Bác sĩ sẽ sử dụng các thuốc bôi chống nấm trong vòng 1 tuần đối với người bệnh có triệu chứng nhẹ. Dùng thuốc đường uống hoặc một số kem chống nấm như: clotrimazole, nystatin, terconazole…
Đối với những trường hợp điều trị bằng thuốc bôi không khỏi hoặc không có tiến triển và bị nhiễm nấm nặng, bác sỹ sẽ cân nhắc điều trị thời gian lâu hơn từ 1 đến 2 tuần. Sử dụng thuốc uống kháng sinh chống nấm kết hợp với thuốc đặt âm đạo tại chỗ.
Làm thế nào để ngăn ngừa vi khuẩn, nấm ngứa tại vùng kín?
Bệnh nấm vùng kín hoàn toàn có thể phòng chống được. Chị em chỉ cần tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc phòng bệnh sau:
* Vệ sinh vùng kín hàng ngày sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ , có độ p.H phù hợp, trung bình 1 lần/ ngày để đảm bảo khô thoáng sạch sẽ, lưu ý: tránh thụt rửa vào sâu âm đạo.
Sản phẩm V-naturecare Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ do Công ty Cổ phần Tập đoàn liên kết Việt Nam – Vinalink Group sản xuất với thành phần dịu nhẹ, không có các chất độc hại, là sản phẩm được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn sử dụng lâu dài bởi mùi hương dịu nhẹ, không gây khô rát hay nhờn dính khi dùng.
Thành phần Dung dịch vệ sinh phụ nữ V-NATURECARE gồm có:
- Purified water;
- Cocamidopropyl betaine;
- Coco glucoside;
- Cocamide DEA;
- PEG – 40 hydrogenated castor oil;
- PEG – 7 glyceryl cocoate;
- Sodium chloride;
- Disodium cocoamphodiacetate;
- Citric acid;
- Disodium cocoyl glutamate;
- Sodium cocoyl glutamate;
- Isoamyl laurate;
- Chiết xuất Kim ngân hoa (Lonicera japonica extract);
- Chiết xuất lá Trà xanh (Camellia sinensis leaf extract);
- Chiết xuất Rau má (Centella asiatica extract);
- Phenethyl alcohol;
- Glycerin;
- Caprylhydroxamic acid;
- Hương liệu (Fragrance);
- Vitamin E (DL-α-tocopherol acetate);
- Menthol
- Không chất tạo bọt sulfate; Không chất bảo quản paraben; Không silicon và dẫn xuất; Không chất tạo màu tổng hợp.
Dung dịch vệ sinh phụ nữ V-NATURECARE dùng để làm sạch, vệ sinh cơ quan sinh dục ngoài, giúp khử mùi hôi, góp phần giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm nhiễm, nấm ngứa.
Hướng dẫn sử dụng Dung dịch vệ sinh phụ nữ V-NATURECARE:
Sử dụng vệ sinh hàng ngày.
– Làm ướt vùng kín, cho một lượng vừa đủ dung dịch vệ sinh ra lòng bàn tay và xoa
nhẹ để tạo bọt.
– Nhẹ nhàng vệ sinh bên ngoài vùng kín. Vệ sinh lại bằng nước sạch. Không thụt, rửa
sâu vào âm đạo.
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi có nhiệt độ cao và ánh nắng mặt trời.
* Chị em nên duy trì vận động và ăn uống lành mạnh, giảm thiểu các thực phẩm có chứa đường, tránh tạo môi trường cho nấm phát triển.
* Chỉ sử dụng đồ lót có chất liệu dễ thấm hút , thoáng mát, đặc biệt cần vừa với cơ thể, không quá chật.
Có thể bạn quan tâm:
Các phương pháp giúp chống lão hóa tăng cường sức đề kháng của cơ thể
Khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập [...]
Biểu hiện thừa estrogen và các biện pháp phòng ngừa
Estrogen ở cả nam và nữ là hormone vô cùng quan [...]
Những lỗi phổ biến khi chăm sóc môi chị em cần phải biết
Những lỗi thường mắc phải khi chăm sóc môi Việc sử [...]
Nguyên nhân gây mùi hôi tại vùng kín và cách khắc phục
Các vấn đề về sức khỏe luôn được rất nhiều chị [...]
Làm thế nào để ngăn ngừa vi khuẩn, nấm ngứa tại vùng kín
Nấm vùng kín thường bị nhiều người nhầm lẫn với các [...]
Vai trò của hệ nội tiết? Nội tiết tố quan trọng như thế nào?
Hệ thống nội tiết có chức năng chính là tập [...]